Thế nào gọi là gió ?

Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp .Sự chuyển động của không khí sinh ra gió. Gió được mô tả bởi hướng và tốc độ gió.


  1. Thế nào gọi là gió ?


  2. Nguyên nhân gây ra gió?


  3. Làm thế nào để mô tả gió?


  4. Bảng cấp gió Beaufort Scale?


  5. Nguyên nhân hình thành gió biển và gió đất là gì ?



  1. Thế nào gọi là gió ?
  2. Gió là sự chuyển động của không khí, di động liên tục từ nơi này đến nơi khác.


    contentvề mục lục


  3. Nguyên nhân gây ra gió?
  4. Nguyên nhân gây ra gió là do có sự chênh lệch áp suất theo chiều ngang, do đó trong động lực học khí tượng, lực phát động gradient khí áp là lực đẩy cho không khí chuyển động, nghĩa là lực đó gây ra gió.


    contentvề mục lục


  5. Làm thế nào để mô tả gió?
  6. Gió được đặc trưng bởi hướng và tốc độ gió.Hướng gió là hướng từ đâu gió thổi đến.Tốc độ gió là tốc độ chuyển động của không khí và thường được đo bằng m/s, km/h hoặc đo theo cấp gió Beaufort. Hai đặc trưng này luôn luôn thay đổi theo mùa và phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình.


    contentvề mục lục


  7. Bảng cấp gió Beaufort Scale?
  8. Bảng cấp gió Beaufort hay đơn giản là cấp gió là thang đo kinh nghiệm về sức gió, chủ yếu dựa trên trạng thái của mặt biển hay các trạng thái sóng. Cũng cần lưu ý rằng độ cao của sóng tính trong điều kiện tìm thấy ở các biển vắng.

    Beaufort Force Description Wind Speed (km/h) Illustration
    Force 0 Calm <> Force 0
    Force 1 Light 2 - 6 Force 1
    Force 2 7 - 12 Force 2
    Force 3 Moderate 13 - 19 Force 3
    Force 4 20 - 30 Force 4
    Force 5 Fresh 31 - 40 Force 5
    Force 6 Strong 41 - 51 Force 6
    Force 7 52 - 62 Force 7
    Force 8 Gale 63 - 75 Force 8
    Force 9 76 - 87 Force 9
    Force 10 Storm 88 - 103 Force 10
    Force 11 104 - 117 Force 11
    Force 12 Hurricane >= 118 Force 12


    contentvề mục lục


  9. Nguyên nhân hình thành gió biển và gió đất là gì ?
  10. Gió biển và gió đất được tạo ra do sự chênh lệch áp suất giữa đất liền và mặt biển.

    Ban ngày, cả mặt đất và mặt biển hấp thụ năng lượng mặt Trời như nhau. Nhưng do khả năng hấp thụ nhiệt của mặt đất nhanh hơn, và nhiệt dung riêng của đất cũng thấp hơn nên nhiệt độ mặt đất cao hơn nhiệt độ mặt biển.
    Như vậy, áp suất không khí trên mặt đất sẽ thấp hơn (do nhiệt độ cao, không khí nở ra nhiều hơn). Do đó áp suất khí trên mặt biển cao hơn. Từ đó hình thành luồng khí thổi từ biển vào đất liền, gọi là gió biển.

    Ban đêm thì ngược lại, cả mặt biển và mặt đất đều tỏa nhiệt ra môi trường. lúc này do khả năng tỏa nhiệt tốt, nhiệt dung riêng lại thấp nên mặt đất lại giảm nhiệt độ nhiều hơn, nhiệt độ thấp hơn mặt biển.
    Như vậy ban đêm, không khí ở đất liền lạnh hơn (áp cao) so với không khí mặt biển (áp thấp). Lại hình thành luồng khí ngược lại, thổi từ đất liền ra ngoài biển, gọi là gió
    đất.


    contentvề mục lục


0 Nhận xét: