Thế nào gọi là gió ?

Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp .Sự chuyển động của không khí sinh ra gió. Gió được mô tả bởi hướng và tốc độ gió.


  1. Thế nào gọi là gió ?


  2. Nguyên nhân gây ra gió?


  3. Làm thế nào để mô tả gió?


  4. Bảng cấp gió Beaufort Scale?


  5. Nguyên nhân hình thành gió biển và gió đất là gì ?



  1. Thế nào gọi là gió ?
  2. Gió là sự chuyển động của không khí, di động liên tục từ nơi này đến nơi khác.


    contentvề mục lục


  3. Nguyên nhân gây ra gió?
  4. Nguyên nhân gây ra gió là do có sự chênh lệch áp suất theo chiều ngang, do đó trong động lực học khí tượng, lực phát động gradient khí áp là lực đẩy cho không khí chuyển động, nghĩa là lực đó gây ra gió.


    contentvề mục lục


  5. Làm thế nào để mô tả gió?
  6. Gió được đặc trưng bởi hướng và tốc độ gió.Hướng gió là hướng từ đâu gió thổi đến.Tốc độ gió là tốc độ chuyển động của không khí và thường được đo bằng m/s, km/h hoặc đo theo cấp gió Beaufort. Hai đặc trưng này luôn luôn thay đổi theo mùa và phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình.


    contentvề mục lục


  7. Bảng cấp gió Beaufort Scale?
  8. Bảng cấp gió Beaufort hay đơn giản là cấp gió là thang đo kinh nghiệm về sức gió, chủ yếu dựa trên trạng thái của mặt biển hay các trạng thái sóng. Cũng cần lưu ý rằng độ cao của sóng tính trong điều kiện tìm thấy ở các biển vắng.

    Beaufort Force Description Wind Speed (km/h) Illustration
    Force 0 Calm <> Force 0
    Force 1 Light 2 - 6 Force 1
    Force 2 7 - 12 Force 2
    Force 3 Moderate 13 - 19 Force 3
    Force 4 20 - 30 Force 4
    Force 5 Fresh 31 - 40 Force 5
    Force 6 Strong 41 - 51 Force 6
    Force 7 52 - 62 Force 7
    Force 8 Gale 63 - 75 Force 8
    Force 9 76 - 87 Force 9
    Force 10 Storm 88 - 103 Force 10
    Force 11 104 - 117 Force 11
    Force 12 Hurricane >= 118 Force 12


    contentvề mục lục


  9. Nguyên nhân hình thành gió biển và gió đất là gì ?
  10. Gió biển và gió đất được tạo ra do sự chênh lệch áp suất giữa đất liền và mặt biển.

    Ban ngày, cả mặt đất và mặt biển hấp thụ năng lượng mặt Trời như nhau. Nhưng do khả năng hấp thụ nhiệt của mặt đất nhanh hơn, và nhiệt dung riêng của đất cũng thấp hơn nên nhiệt độ mặt đất cao hơn nhiệt độ mặt biển.
    Như vậy, áp suất không khí trên mặt đất sẽ thấp hơn (do nhiệt độ cao, không khí nở ra nhiều hơn). Do đó áp suất khí trên mặt biển cao hơn. Từ đó hình thành luồng khí thổi từ biển vào đất liền, gọi là gió biển.

    Ban đêm thì ngược lại, cả mặt biển và mặt đất đều tỏa nhiệt ra môi trường. lúc này do khả năng tỏa nhiệt tốt, nhiệt dung riêng lại thấp nên mặt đất lại giảm nhiệt độ nhiều hơn, nhiệt độ thấp hơn mặt biển.
    Như vậy ban đêm, không khí ở đất liền lạnh hơn (áp cao) so với không khí mặt biển (áp thấp). Lại hình thành luồng khí ngược lại, thổi từ đất liền ra ngoài biển, gọi là gió
    đất.


    contentvề mục lục


Xem chi tiết...[+]

“Hoa lửa” đang bị tàn sát

“Hoa lửa” chính là loại san hô đỏ, giá thành có thể lên tới 2 triệu mỗi kg mà cũng không có mua. Tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), “hoa lửa” có thể còn bị tẩm hóa chất để bán cho dân chơi dạt về nếu không rành, trong khi đó tài nguyên biển đang có nguy cơ cạn kiệt.
Theo truyền thuyết, san hô đỏ được hình thành do tắm máu của những người không may bỏ mạng dưới lòng biển sâu. Do có màu đỏ như màu máu nên san hô đỏ có biệt danh “hoa lửa” từ đó.

Ông Bảy Thước năm nay đang ở tuổi tri thiên mệnh kể rằng, ngày còn sống, ông Năm Yersin mỗi khi rảnh thường lặn xuống biển ngắm san hô đỏ. Phát hiện chỗ nào là ông lập tức thông báo cho các ngư dân tránh “hoa lửa” ra. Thời ấy, ai cũng yêu quý ông nên không ai hề đụng tới nó. Và cũng bởi, thời ấy san hô chắc không có giá trị như bây giờ.

Chúng tôi chợ Đầm Nha Trang, nơi bán đủ loại thủy hải sản từ ướt đến khô để tìm mua loại san hô đỏ. Một bà chủ mập ú tên Thanh, sau khi nhìn khách lạ từ đầu tới chân, nói: “Một kí 2 triệu lận, bớt 10.000đ cũng không bớt đâu nha, không mua thì thôi!”. Bà này ra phía sau, lấy ra một túi ni lon. Bà mở cho khách coi những san hô đỏ nho nhỏ, dạng từng thỏi, bay mùi hắc như tảo biển rồi bảo: “Sáng mở hàng, bán cho mấy chú, chứ không là 2 triệu rưỡi đó, Việt kiều về tìm mua rần rần mà tui cũng không có hàng đâu. Được hôm nay chú may quá nên đến mà tui còn hàng đó, chứ mấy hôm là hết sạch rồi!”.

Chiều đến, khu Trần Phú - Cầu Đá nhộn nhịp hẳn bởi nơi đây có Viện Hải dương học và bến cảng để đi thuyền ra các đảo. Trông thấy một ông Tây đang đi lùng mua san hô đỏ, chúng tôi bám theo. Ông khách này thoải mái bảo bằng một giọng lơ lớ: “Có san hô trong người thì good!”. Vào trong những quán đồ sầm uất ở đây, các chị chủ cho đến anh chủ đều ngó qua ngó lại xem có ai thấy ông.

Thấy chúng tôi, một bà chủ nọ tên Q. vẫy tay. Hỏi mua san hô đỏ, bà không ngần ngại mở tủ lạnh ra lấy cho khách xem một túi san hô đỏ chừng vài lạng, lành lạnh và nằm dưới những con đẻn (rắn biển) trong khoang lạnh. Lấy lí do ít quá, cần mua nhiều về thành phố Hồ Chí Minh tặng bạn bè, bà chủ này bảo: “để ở đây là tượng trưng thôi, cần mấy cứ gọi chị, sẽ có tất”.



Tàn sát để có tiền

“Hoa lửa” theo nhiều người nếu để trong người sẽ trừ âm, khử tà, để trong nhà thì làm ăn tấn tới. Vì thế, cho nên nhiều đại gia hiện nay lấy việc “săn” san hô đỏ là cái thú. Thậm chí ai có nhiều hơn thì ở đẳng cấp “prô” hơn. Có người còn ngâm rượu uống cho… bổ béo.

Trong khi đó, theo nhiều nhà chuyên môn, “hoa lửa” còn có thể bào chế nhỏ để chữa được một số căn bệnh nan y. Ngoài ra, nó còn có nhiều công dụng khác như trang trí nội thất, làm kính.

Vài năm gần đây, san hô đỏ được lung mua rất dữ dội song hành cùng việc tàn sát nếu thấy ở đáy biển. TS Võ Sỹ Tuấn, Viện Hải dương học Nha Trang kể rằng, năm 1976, Nhật còn cho thuyền qua Việt Nam để khai thác san hô đỏ.

Tại cảng cá Nha Trang, dưới chân cầu Trần Phú, anh Thắng - một người dân thật thà nói: “Đánh cá có mùa cũng không có ăn đâu, nếu biết nơi nào có san hô đỏ mà tàu đi qua, sau khi uống vài chén mắm cho đỡ lạnh, anh em tụi tôi nhảy xuống liền, nhưng giờ nó hiếm lắm, nhiều người đặt mìn quá mà!”.

Thôn Cát Lợi với hơn 200 hộ, nhưng theo Trưởng thôn Huỳnh Văn Trang có phân nửa là người đi biển. Thấy nhiều người đang đục lỗ san hô để thả xuống biển tại các đìa tôm, anh Bạc- một ngư dân thâm niên trong nghề đi “săn” san hô bảo: “Loại này nó lì lắm, phải đặt mìn trong các hốc san hô rồi nổ mới mang được nó về đó”. Và với kiểu khai thác này thì tài nguyên biển này sẽ có lúc bị tận diệt vì con người.

Ông Lê Tấn Bản, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý nguồn lợi thủy sản (Sở Thủy sản Nha Trang) cho biết: San hô đỏ nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, Chi cục có vài chiếc thuyền vẫn thường xuyên kiểm tra nhưng người dân vẫn lén lút khai thác. Khi bị phát hiện, họ sẵn sang tẩu tán tất cả xuống biển.
Theo TNMT

Xem chi tiết...[+]

Từ ngày 20 đến 25/2, TP.HCM phải đối phó với đợt triều cường mới

Đài KTTV khu vực Nam Bộ dự báo, trong 5 ngày, từ 20-25/2, sẽ xuất hiệt một đợt triều cường lớn trên địa bàn TP.HCM. Đỉnh triều cao nhất sẽ xuất hiện vào lúc 6 giờ sáng ngày 23/2 với mực nước là 1m28. Ông Phạm Việt Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi Cục thủy lợi và phòng chống lụt bão TP.HCM cho rằng, đợt triều cường này không cao nên sẽ không gây ngập, vỡ đê bao… cũng như ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua , TP.HCM đã xuất hiện một đợt triều cường lớn, đỉnh triều cường là ngày 9/2 (mùng 3 Tết) cao 1m43. Song, tình trạng vỡ đê bao đã không xảy ra, điều kiện sinh hoạt, đời sống của người dân được đảm bảo.
Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão TP.HCM đã kiến nghị UBND TP.HCM sớm xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư 105 công trình phòng chống lụt, bão của các quận, huyện với tổng kinh phí hơn 117 tỷ đồng từ ngân sách thành phố.
N.Q

Xem chi tiết...[+]

Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên vị thế trên vùng biển Việt Nam

Ông Nguyễn Khoa Sơn, Phó Chủ tịch Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Viện tiếp tục triển khai thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên vị thế trên vùng biển Việt Nam”. Đây là dự án trọng điểm nằm trong Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Đặc biệt, thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường biển, Viện thường xuyên duy trì hoạt động của 3 trạm quan trắc môi trường biển ở 3 vùng Bắc-Trung-Nam, cung cấp liên tục nhiều dữ liệu cho nhu cầu kiểm soát môi trường biển tại các địa phương. Các kết quả đề tài góp phần phân tích đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các công nghệ mới để xử lý ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, hạn chế tác động xấu của việc khai thác tài nguyên và phát triển công, nông, ngư nghiệp. Viện còn chủ trì thực hiện thành công chuyến khảo sát phối hợp Việt Nam và Philippines lần thứ 4 về nghiên cứu khoa học biển (JOMSRE-4). Đây là lần thứ 3 Viện KH&CNVN chủ trì thực hiện các các chuyến khảo sát hỗn hợp với Philippines, một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học lẫn chính trị, ngoại giao. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Viện đang nhanh chóng hoàn thành báo cáo và phối hợp với các cơ quan hữu quan Việt Nam và phía Philippines, tổ chức Hội thảo quốc tế để đánh giá toàn diện kết quả các chuyến khảo sát JOMSRE, và xây dựng kế hoạch triển khai các chuyến khảo sát mới trên cơ sở mở rộng hợp tác với các đối tác khác trong khu vực.

Với tổng nguồn vốn đầu tư 4 tỷ 200 triệu đồng cho đề tài thuộc Chương trình Biển đông - Hải đảo, năm qua, Viện Tài nguyên & Môi trường biển (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam) đã xúc tiến điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam. Riêng dự án mua tàu điều tra nghiên cứu biển được chuyển sang Bộ Quốc phòng chủ trì thực hiện từ tháng 5/2007, trong đó Viện Hải dương học được giao tham gia phối hợp trong việc xác định các yêu cầu kỹ thuật và các trang thiết bị nghiên cứu khảo sát của tàu. Cũng trong năm qua, Viện đã triển khai 5 đề tài về nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ đắc lực việc phát triển kinh tế biển, góp phần bảo vệ an ninh-quốc phòng và chủ quyền biển đảo nước ta.
Theo TNMT

Xem chi tiết...[+]

Cần chủ động phòng chống hạn

Thời tiết từ nay đến hết tháng 2 sẽ như thế nào? Phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Lý - Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ. Ông Lý cho biết:
Từ đầu năm đến nay, thời tiết có phần lạnh hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, từ nay đến hết tháng 2 không khí lạnh hoạt động có cường độ yếu dần, không có nhiễu động. Vì vậy, khu vực Khánh Hòa thời tiết tương đối tốt, nhiệt độ trung bình đạt ở mức 24 - 25oC, độ ẩm không khí trung bình đạt từ 75 - 80%. Từ ngày 19 đến 21-2, có khả năng xuất hiện mưa nhỏ vài nơi, lượng mưa đạt dưới 5mm.

- P.V: Trước tình hình thời tiết hanh khô kéo dài, về góc độ chuyên môn, ông có lời khuyên gì đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp?
- Ông Nguyễn Văn Lý: Các Sở, ban, ngành cần có kế hoạch tích trữ và điều phối nước hợp lý để chủ động trong công tác phòng chống hạn. Đặc biệt, cần lưu ý đến việc phòng chống cháy rừng, không nên chủ quan trước mọi hiện tượng thời tiết. Đối với người dân, trong sản xuất cũng cần sử dụng nước hết sức hợp lý, tiết kiệm, đề phòng hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất. Tuy nhiên, trong thời gian này, gió mùa Đông Bắc vẫn hoạt động với cường độ trung bình đến mạnh. Vì vậy, các tàu thuyền ra khơi khai thác thủy hải sản, đặc biệt là các tàu thuyền có công suất nhỏ cần chú ý theo dõi diễn biến của gió mùa Đông Bắc trên các bản tin dự báo thời tiết để có biện pháp phòng tránh kịp thời. Mặt khác, nền nhiệt độ trong khu vực Nam Trung Bộ nói chung, tỉnh Khánh Hòa nói riêng còn ở mức thấp, các chủ đìa tôm không nên nuôi thả tôm sú trong thời gian này.

Theo TNMT

Xem chi tiết...[+]

Kiên Giang: Triều cường sớm gây hại lớn đến sản xuất

Đợt triều cường tháng Giêng âm lịch ở Kiên Giang, thay vì vào thời điểm ngày Rằm hàng năm thì năm nay đến sớm hơn 10 ngày, gây bất ngờ, khiến cho gần 20.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn trái và diện tích nuôi cá nước ngọt bị thiệt hại.

Đến thời điểm này, nước mặn theo triều cường lấn sâu vào nội đồng tỉnh Kiên Giang đã hơn một tuần, dao động trung bình từ 20 km đến 30 km, nhất là trên hệ thống sông ngòi kênh rạch như: sông Cái Lớn, sông Cái Bé, kinh xáng xẻo rô, kinh Thoại Hà, kinh Cái Sắn gây hại lớn đến sản xuất, không những làm giảm năng suất lúa đông xuân tại các huyện An Biên, Vĩnh Thuận, Hòn Đất, Tân Hiệp, còn làm cho diện tích rau xanh của huyện Hòn Đất, các xã ven thành phố Rạch Giá bị thu hẹp. Do thiếu nước tưới, giá rau xanh cà chua, ớt, rau thơm, cải đồng trên địa bàn tỉnh đồng lọat tăng giá từ 20 đến 30%. Thiệt hại đáng kể nhất vẫn là nghề nuôi tôm càng xanh, nuôi cá nước ngọt ở 3 huyện vùng tứ giác Long Xuyên, ước tính có hàng trăm tấn tôm càng xanh, cá lóc, cá rô, cá mè tại những ao nuôi bị nước mặn xâm nhập gây hại khi chúng chưa kịp lớn, khiến người nuôi phải bán đổ, bán tháo chịu lỗ lả hàng tỷ đồng.

Hiện, các lực lượng trong tỉnh Kiên Giang đang nỗ lực chống chọi với triều cường nhưng tác dụng chưa cao vì, tuy hệ thống cống ngăn mặn trên những dòng kênh đã được đóng chặt, nhưng còn có hàng trăm ngõ ngách khác để nước mặn xâm nhập. Điển hình là tuyến đê biển dài gần 100 km từ An Minh đến Kiên Lương, đã có hơn 20 điểm bị xâm hại bị đào bới đứt đoạn. Nguyên nhân chính là do người dân tự tiện xâm chiếm mặt đê để xây cất nhà, nuôi thả gia súc, phá đê để lấy nước mặn nuôi tôm, diễn ra thời gian khá lâu mà chưa được chấn chỉnh.
Theo TNMT

Xem chi tiết...[+]

Thông báo bão của Hải Quân Hoa Kỳ



Xem chi tiết...[+]

Bản tin thời tiết hiện tại



Xem chi tiết...[+]

Môi trường các tỉnh Nam Bộ có nguy cơ xâm nhập mặn và cháy rừng

ND- Trung tâm Khí tượng - Thủy văn khu vực Nam Bộ vừa cảnh báo, ngay sau Tết Nguyên đán gió chướng thổi mạnh nên nước mặn sẽ bắt đầu xâm nhập vào các vùng cửa sông đồng bằng sông Cửu Long và thời tiết khô hạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng.

Hiện tượng xâm nhập mặn được dự báo sẽ đến sớm hơn so với tình trạng năm ngoái, và người dân ở các tỉnh ven biển sẽ phải đối phó với xâm nhập mặn và gió chướng ngay sau Tết.
Ngoài ra, gió chướng mạnh liên tục cũng sẽ dồn ép nước biển vào cửa sông làm cho các đợt triều cường trong rằm tháng Giêng và tháng 2 Âm lịch năm nay có khả năng đạt mức cao bất thường. Sự bất thường về thời tiết trong những ngày này cũng báo hiệu một mùa khô hạn, triều cường, xâm nhập mặn và gió chướng.

Ðối với ngư dân, vùng biển Kiên Giang, Phú Quốc thì khá an toàn, nhưng vùng biển phía đông thì sóng to gió lớn nên sẽ gây khó khăn không ít cho những chuyến tàu ra khơi trong dịp này.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng, năm nay lượng nước từ thượng nguồn đổ về đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) trong mùa khô có khả năng dưới mức trung bình. Do đó nước mặn có thể xuất hiện sớm và xâm nhập sâu vào đồng ruộng, gây ra tình trạng thiếu nước ngọt, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.

Ðồng thời, mực nước nội đồng thấp sẽ làm cho lớp thực vật khu vực Ðồng Tháp Mười khô và dễ cháy. Tình hình khô hạn sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng. Ðối với các tỉnh miền Ðông Nam Bộ thì các khu vực có nguy cơ cháy rừng cao là Ðác Lắc, Bình Phước và Tây Ninh, còn ở ÐBSCL thì nguy hiểm nhất là các khu rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ.

Ngoài nguy cơ cháy rừng, ÐBSCL, vựa lúa của cả nước hiện đang đối mặt với rầy nâu. Hàng trăm ha lúa đông xuân các tỉnh phía nam đang bị nhiễm rầy nâu. Nhiều nhất là tại các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Long An.

Từ nay đến hết tháng Giêng âm lịch, thời tiết có sương mù và lạnh nên nông dân được khuyến cáo theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu.

Riêng khu vực Tây Nguyên trong năm ngày tới sẽ không có mưa và trở lạnh, nhiệt độ thấp nhất tại Ðà Lạt là 10 oC, tại Bảo Lộc là 13-14 oC.

Phó phòng Dự báo của Trung tâm Lê Thị Xuân Lan cho biết, sẽ xuất hiện một vùng áp thấp di chuyển từ phía nam Philippines vào Biển Ðông và có khả năng sẽ mạnh dần lên sau đó.

Do đó, khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên là hai nơi chịu ảnh hưởng của vùng áp thấp này, nên các vùng biển từ miền trung đến Cà Mau sẽ có gió mùa đông bắc mạnh cấp 6, có lúc giật cấp 7, biển động.

Do đó Trung tâm Khí thượng - Thủy văn cảnh báo, từ nay đến rằm tháng Giêng âm lịch (ngày 21-2), tàu, thuyền ra khơi cần đề phòng, theo dõi chặt chẽ các thông tin dự báo về vùng áp thấp này và gió mạnh ngoài khơi để tránh thiệt hại.

Xem chi tiết...[+]

Giữ gìn tài nguyên biển tại An Thới (Kiên Giang)

ND- Tài nguyên và đa dạng sinh học biển trong vùng biển Phú Quốc có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo nhưng lâu nay vẫn chưa được quản lý một cách hiệu quả và đang bị suy giảm nghiêm trọng do những tác động đang gia tăng chưa từng thấy bởi con người...
Kết quả điều tra trong vùng biển Phú Quốc (Kiên Giang) có 108 loài san hô thuộc cả hai nhóm san hô cứng và mềm, 135 loài cá rạn san hô, 3 loài cá di cư, 132 loài thân mềm lớn sinh sống trong rạn san hô, 9 loài giáp xác, 32 loài da gai và 6 loài thú biển sinh sống. Những thảm cỏ biển rộng lớn ở đây có giá trị to lớn đối với toàn vùng vịnh Thái-lan và vùng Biển Ðông. Nguồn lợi cá trong khu vực nhóm đảo An Thới đa dạng nhất cả về thành phần loài và số lượng cá thể trong loài so với bất kỳ một vùng biển nào dọc theo bờ biển của Việt Nam. Vùng quần đảo này là nơi sinh sống và kiếm ăn của nhiều loài cá vãng lai. Có loài chỉ sinh sống tại vùng biển An Thới một giai đoạn ngắn trong vòng đời của chúng (bò biển, rùa biển...). Rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

Hiện nay, không chỉ có hơn 2.400 tàu cá của huyện mà còn có hàng nghìn tàu công suất lớn từ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh đến đây khai thác. Ông Huỳnh Văn Ðịnh, Phó Trưởng phòng Nông - Lâm - Ngư nghiệp huyện bức xúc nói: "Nghề cào bay và cào đôi thường xuyên đánh bắt ở khu vực ven đảo, không chỉ làm rách lưới, mất lưới của nhiều hộ ngư dân làm nghề lưới ghẹ mà còn gây ảnh hưởng đến các rạn san hô, thảm cỏ biển, phá hại nghiêm trọng đến sinh cảnh biển trong khu vực". Tại quần đảo An Thới, còn có ít nhất 300 ngư dân làm nghề lặn và gia đình của họ sống dựa vào nguồn lợi thủy sản thân mềm và cá rạn san hô. Riêng nghề lặn Ðiệp khai thác đến một tấn sản phẩm/tháng; hàu ngọc sống ở độ sâu 20-40 m, một nhóm 5 thợ lặn khai thác từ 10-15 kg/ngày. Ngoài ra, động vật thân mềm có vỏ cũng được người dân thu lượm bán làm thực phẩm hoặc bán cho các cửa hàng bán đồ lưu niệm. San hô sống được thu gom để bán tại chỗ cho du khách hoặc chuyển đi bán ở nhiều nơi. Trong khi đó, tại Phú Quốc hiện nay, du khách đến đây thường thích các loại hình du lịch bơi, lặn xem san hô và câu cá... Mỗi ngày thường có ba thuyền du lịch chở từ 25-30 khách/chiếc đến khu quần đảo An Thới và neo đậu tại các rạn san hô để du khách câu cá. Ðã có ba công ty du lịch lặn hoạt động và một công ty chuẩn bị đầu tư xây dựng khu du lịch tại hòn Gầm Gì. Theo một nhân viên của Công ty Rainbow Drives, một doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp dịch vụ lặn ở Việt Nam cho biết, công ty có số khách lặn bình quân 5-6 người/ngày. Lặn xem san hô tại khu vực An Thới có thể thực hiện quanh năm, trong đó, tháng 11 và 12 hằng năm là mùa lặn thuận lợi và đông khách nhất. Những du khách tìm đến loại hình lặn nhằm muốn được khám phá và thưởng ngoạn vẻ đẹp của quần thể rạn san hô cùng các loài sinh vật biển. Vì vậy, vấn đề bảo tồn biển rất đáng được quan tâm.

Qua tiến hành khảo sát để thực hiện Dự án Khu bảo tồn biển (KBTB) An Thới, các nhà khoa học đã rất lo ngại các hoạt động du lịch ngày càng phát triển trong vùng lõi KBTB sắp thành lập, nếu không được quản lý tốt thì sẽ gây vỡ rạn san hô. Các sản phẩm quý hiếm của rạn san hô để làm thực phẩm cao cấp cũng sẽ gây thêm sức ép khai thác lên vùng rạn. Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo: Việc xây dựng khu du lịch ngay trong vùng lõi của KBTB chắc chắn sẽ gây nên những nhiễu động liên tục đối với những loài sinh vật sinh sống trong vùng lõi và tác động xấu đến sự phát triển bình thường của chúng, nhất là tại hòn Gầm Gì (hòn Dông Ngang), nơi có rạn san hô đẹp nhất và chất lượng tốt nhất của KBTB. "Các hoạt động trên đảo đều có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng nước như lắng đọng trầm tích, thừa chất dinh dưỡng hữu cơ... Do vậy, môi trường biển phải được quản lý song song với các hoạt động trên đảo" - một quan chức của Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lưu ý. Bà Ta-ra Kim-bren Cô-lơ, Giám đốc Công ty tư vấn chiến lược (Synovations Pte Ltd) đặt tại Xin-ga-po cho rằng: "Lợi thế đi sau của Phú Quốc là tránh được những sai lầm của những quốc gia phát triển quá nhanh và từ đó, có thể đón đầu xu hướng du lịch của thế giới". Hiện nay, lực lượng kiểm ngư đã được sáp nhập vào Thanh tra Thủy sản tỉnh. Tại Phú Quốc, Ðội kiểm tra liên ngành của huyện cũng chưa được hình thành cho nên công tác bảo vệ nguồn lợi trên vùng biển này đang bị bỏ ngỏ. Việc thành lập KBTB An Thới đã được Bộ Thủy sản trước đây, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Kiên Giang xác định là một giải pháp khả thi nhằm bảo vệ nơi sinh cư của các loài, bảo vệ sự đa dạng sinh học và quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên biển của vùng đảo này; tăng cường nhận thức về môi trường và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng dân cư bên trong và chung quanh KBTB theo hướng khai thác tiềm năng thủy sản và du lịch sinh thái của Phú Quốc một cách bền vững. KBTB được đề xuất có tổng diện tích 10 nghìn ha, trong đó, có 13 đảo vừa và nhỏ. Có 8.000 ha được đề xuất làm khu phát triển kinh tế có kiểm soát, chủ yếu là du lịch sinh thái; 2.000 ha làm vùng lõi bảo vệ nghiêm ngặt (hoạt động du lịch hạn chế) gồm sáu đảo chưa hoặc có rất ít dân cư: hòn Vàng, hòn Xương (hòn Móng Tay), hòn Buồm, hòn Mây Rút, hòn Gầm Gì và hòn Ðụn.
HOÀNG VÂN

Xem chi tiết...[+]

Hướng gìn giữ, khai thác biển vàng

LTS: Thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương. Với "Chiến lược biển đến năm 2020" được đề ra tại Nghị quyết Trung ương 4 khóa X của Đảng, lần đầu tiên cái nhìn về biển của Việt Nam có tầm chiến lược quốc gia và khẩn thiết. Bởi trong thực tế, người Việt luôn tự hào về biển cả bao la của Tổ quốc, nhưng gần như chưa bao giờ thấu suốt tiềm năng phần biển mà mình sở hữu, càng chưa đủ năng lực để khai thác hiệu quả nguồn lợi từ biển cả.
Với chức năng quản lý Nhà nước về biển đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định nội dung quan trọng nhất khi xây dựng thể chế, chính sách Nhà nước về quản lý biển, đảo, là phải đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các Bộ, ngành, địa phương nhằm huy động tối đa, sử dụng hợp lý nguồn lực phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, đồng thời giữ vững chủ quyền Quốc gia, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên các vùng biển Việt Nam.
Cần có tầm nhìn mới về đầu tư, khai thác kinh tế biển, và còn phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ bờ biển đẹp. Đây là "mỏ vàng" đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Bàn tròn TN&MT xin giới thiệu ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia và cộng đồng với mong muốn gìn giữ mãi bền vững tài nguyên môi trường biển.



TS. Nguyễn Ngọc Huấn, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản TN&MT biển: Đẩy mạnh điều tra cơ bản về TN&MT biển

Là Quốc gia có biển, nước ta có nhiều tiềm năng và lợi thế. Các nguồn tài nguyên biển có khả năng khai thác lớn có thể kể đến dầu khí - một nguồn tài nguyên mũi nhọn - có ưu thế nổi trội nhất, các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn ở vùng ven biển và dưới đáy biển nước ta còn có than, nhôm, sắt, titan, thiếc, măng gan, đồng, niken, các loại đất hiếm, cát thủy tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. Khả năng phát triển cảng và vận tải biển là yếu tố nổi trội cơ bản, là nguồn lực rất quan trọng. Tài nguyên du lịch biển, nguồn lợi hải sản nước ta cũng được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Nguồn nhân lực dồi dào ven biển là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định kết quả khai thác tiềm năng nguồn lợi biển.

Tuy nhiên, biển còn ẩn chứa nhiều tiềm năng không thể nhìn thấu bằng mắt, và "Chúng ta vẫn còn hiểu biết quá ít về "biển bạc", về nguồn tài nguyên thiên phú cho Việt Nam, do đó chưa khai thác hết tiềm năng kinh tế biển" như Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã nhận định. Đã có không ít bài học về việc huỷ hoại môi trường do không quan tâm đúng mức đến vấn đề này trong việc khai thác tài nguyên biển.

Chính vì vậy, cần nâng cao năng lực quản lý về biển. Bộ TN&MT đã chính thức được giao chức năng mới là quản lý Nhà nước về biển đảo Việt Nam. Công tác điều tra cơ bản về TN&MT biển phải tạo được hệ thống thông tin cơ sở tin cậy, phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển.

Chỉ nói về quy hoạch phát triển kinh tế hải đảo, cần dựa vào thế mạnh của từng nơi và đặt trong tư duy tổng thể hệ thống đảo và từng vùng biển, cũng như góc độ địa kinh tế, địa chính trị và các vấn đề xã hội. Đối với các đảo nhỏ, đảo hoang sơ thì phát triển kinh tế đảo gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch sinh thái biển đảo (bao gồm lặn biển). Đối với các đảo đông dân như Phú Quốc, Vân Đồn, Côn Đảo, Cát Bà, Lý Sơn... thì xây dựng thành các trung tâm kinh tế hải đảo toàn diện, dưới dạng "khu kinh tế mở"...

Bộ TN&MT đã phối hợp với các tỉnh, thành phố ven biển xây dựng "Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 9 tháng 10 năm 2007. Chương trình được thực hiện tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận với phạm vi không gian được xác định như sau:

a) Phần đất liền: bao gồm tất cả các quận, huyện, thị xã ven biển của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên;

b) Phần biển: bao gồm vùng biển ven bờ cách bờ 6 hải lý trở vào của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên.

Đây là tiền đề cho một Chương trình rộng lớn hơn, áp dụng cho tất cả 28 tỉnh và thành phố ven biển.p
TS. Nguyễn Viết Lành - Chủ nhiệm Khoa Khí tượng Thủy văn, Tài nguyên nước - Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường: Năm 2008 sẽ đào tạo quan trắc viên hải văn chuyên nghiệp"

Quan trắc các số liệu nhiệt độ, sóng, gió ở biển cực kỳ quan trọng cho dự báo thời tiết cũng như nghiên cứu biến đổi khí hậu lâu dài.

Ở góc độ khoa học, nước biển có tác dụng điều tiết nhiệt độ Trái đất và hấp thụ khí CO2. Nước biển chỉ tăng 0,1OC là ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt trái đất. Những nghiên cứu trong và ngoài nước đều khẳng định biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tới vùng biển nước ta. Mực nước biển dâng làm chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc, thành phần, trữ lượng bổ sung giảm sút. Dự báo trữ lượng các loài hải sản kinh tế giảm sút ít nhất 1/3 so với hiện nay. Cá ở các sạn san hô bị tiêu diệt và di cư đến các vùng biển khác. Các hải cảng gồm cầu tàu, nhà kho, bến bãi được thiết kế theo mực nước hiện tại sẽ phải cải tạo, thậm chí di chuyển. Nước biển dâng làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ…

Hiện quan trắc viên ở các trạm hải văn trên cả nước đều chỉ có chuyên môn quan trắc khí tượng và được tập huấn nghiệp vụ trong thời gian ngắn. Với số lượng trạm quan trắc hải văn sẽ tăng lên 35 trạm vào năm 2020, gấp đôi hiện nay, việc đào tạo chuyên nghiệp đội ngũ quan trắc viên hải văn là điều cần kíp.

Khoa Khí tượng Thủy văn, Tài nguyên nước chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo quan trắc viên khí tượng hải văn. Chương trình này sẽ được đưa vào giảng dạy ngay trong năm học tới, chiếm 25% tổng thời gian học của sinh viên chuyên ngành Quan trắc khí tượng. Hải dương học cơ sở, Máy và thiết bị quan trắc hải văn, Quản lý tài nguyên và môi trường biền, Dòng chảy biển, Mực nước biển và thủy triều, Nước dâng… là những môn học mới, lần đầu giảng dạy cho sinh viên ngành quan trắc.

Chúng tôi hy vọng tới đây sẽ có một lực lượng quan trắc viên hải văn chuyên nghiệp làm việc tại các trạm hải văn, các Sở TN&MT đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tương lai.p



Hồ Hoài Hà - Cán bộ Phòng Lãnh sự Việt kiều - Sở Ngoại vụ TP. Đà Nẵng: Lời từ biển

Tôi đang theo học thạc sĩ tại Australia từ tháng 7 năm ngoái. Dịp này về nhà nghỉ Tết.

TP. Brisbane, bang Queensland, nơi tôi theo học ra tới Gold Coast - vùng biển đẹp nhất của Australia, chỉ 80km. Nói thực là so với biển Đà Nẵng, cảnh quan Gold Coast không đẹp bằng nhưng do khai thác tốt hoạt động dịch vụ, nơi này vô cùng hấp dẫn du khách tới tham quan nghỉ dưỡng.

Dải đá ngầm lớn nằm ở ngoài khơi bang Queensland, Đông Bắc Australia, đã được công nhận là di sản thế giới. Hơn 400 loài san hô cùng 1.500 loài cá tại đó thu hút gần hai triệu du khách mỗi năm, đem về nguồn thu 3,1 tỷ USD cho nền kinh tế nước này. Các biện pháp mới tăng diện tích được bảo vệ từ 4,5% lên 33,3% hay 11 triệu hecta, nhỏ hơn Đức hoặc Nhật Bản chút ít. Ngư dân địa phương đang được bồi thường tới 200.000 đô-la Australia mỗi người do mất nguồn thu nhập. Chính phủ Australia đã áp đặt lệnh cấm đánh bắt và vận tải trên 1/3 diện tích của dải đá ngầm - cấu trúc sống lớn nhất trên Trái đất - nhằm bảo vệ một trong những điểm du lịch chính. Bruce Kingston, người phát ngôn của Công viên Biển Dải đá ngầm san hô lớn, cho biết: Đây là một bước đi quan trọng nhằm đảm bảo dải đá ngầm tồn tại với tư cách là một động lực kinh tế lớn cũng như là hình tượng tự nhiên của Australia.

Trong khi đó, Đà Nẵng là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh như Tạp chí kinh doanh hàng đầu thế giới Forbes từng bình chọn, lại không mấy thu hút được khách tham quan. Đúng hơn là hầu như du khách chỉ tới đây tắm biển rồi... về.

Gần đây, biển Đà Nẵng được gìn giữ vệ sinh tốt hơn. Đã có những đội thanh niên tình nguyện vận động cộng đồng và trực tiếp gìn giữ bờ biển. Thành phố cũng đã được chọn tham gia Dự án "Quản lý tổng hợp vùng bờ" hơn 5 năm nay nên ý thức cộng đồng bảo vệ bờ biển được cải thiện trông thấy. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là dọc bờ biển Mỹ Khê vừa thiếu các dịch vụ phục vụ du khách, vừa không còn nữa những bãi thông xanh tươi giữ cát ven biển nhiều năm trước. Người ta lấy lý do làm đường để đốn cả rừng thông dài dọc biển, nay mới trồng lại một số rặng dừa. Theo tôi, cần khôi phục những rừng thông như xưa. Vừa đẹp về cảnh quan vừa bảo vệ tốt môi trường ven biển. Cần nói thêm là ở một số nơi trong thành phố, vẫn còn hiện tượng hệ thống nước thải xả thẳng xuống biển.

Sử dụng biển để vinh danh cho mình nhưng cũng phải cứu lấy biển trước những ô nhiễm, tàn hại biển của con người. Còn quá nhiều việc cho các nhà quản lý đô thị. Quản lý du lịch TP. Đà Nẵng phải nỗ lực để biển Đà Nẵng tiếp tục là một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.p



Thạc sĩ Đinh Đức Trường - Khoa Kinh tế Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Đại học Kinh tế Quốc dân: Phải đánh giá đầy đủ tiềm năng và các mối đe dọa từ biển

Với quan điểm kinh tế môi trường, môi trường biển mang lại 3 giá trị chính. Đó là các giá trị sử dụng trực tiếp (direct use value), như các nguồn lợi thủy hải sản, dầu khí, muối, dược liệu, san hô hay giá trị của du lịch, giải trí. Các giá trị sử dụng gián tiếp (indirect use value) như giá trị chắn sóng, phòng ngừa bão lụt của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, giá trị điều hòa vi khí hậu, cung cấp nơi cư trú cho các loại động thực vật, bồi tụ trầm tích, hấp thụ các chất thải từ các hoạt động của con người. Và các giá trị phi sử dụng (non-use value) như giá trị văn hóa, lịch sử của biển hoặc giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị nghiên cứu khoa học.

Song những giá trị của biển phụ thuộc vào khả năng quản lý, sử dung hiệu quả, bền vững của con người. Quản lý chuyên nghiệp trong du lịch biển đã mang đến một "thương hiệu" Việt Nam. Ngược lại, nếu chúng ta quản lý không tốt, rừng ngập mặn bị phá đi nhiều để nuôi tôm, hay ô nhiễm từ tràn dầu, giao thông biển, có thể làm suy giảm những khối giá trị mà biển cung cấp, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống kinh tế và phúc lợi xã hội.

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là xu hướng tất yếu mà mọi quốc gia hướng tới. Điều quan trọng nhất giờ đây, theo tôi, là phải đánh giá được một cách đầy đủ và khoa học tiềm năng kinh tế mà tài nguyên biển mang lại cho đất nước và nhận diện, dự đoán được các mối đe dọa đối với tài nguyên này từ khách quan như biến đổi khí hậu cho đến chủ quan như chuyển hóa mục đích sử dụng biển v.v...

Sau khi biết đầy đủ được giá trị, ta mới có thể có các hoạt động quản lý như trên được. Đồng thời nhận thức của các đối tượng liên quan là rất quan trọng vì nhận thức sẽ quyết định hành vi khai thác và sử dụng tài nguyên bền vững. Vì thế, nên ưu tiên thực hiện các hoạt động giáo dục và truyền thông cho các nhóm đối tượng xã hội về giá trị, vai trò, tầm quan trọng và các lợi ích chúng ta thu về từ biển cũng như các hành vi sử dụng thân thiện bền vững nguồn tài nguyên này.



Nguyễn Thu Hằng - Sinh viên năm thứ tư Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội): Người dân còn đánh bắt hải sản bằng điện và xả rác xuống biển

Tôi sinh ra và lớn lên ở phường Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh. Ở đó, nhiều doanh nghiệp đã xây kè đá, mở các khu du lịch biển, khu chùa chiền tôn nghiêm thu hút nhiều du khách. Một số công ty khai thác than có ý thức vận chuyển than qua những con đường vắng người qua lại, che bạt để ít gây ô nhiễm bụi và tiếng ồn cho người dân.

Tuy nhiên ở những vùng biển còn khó khăn, người dân còn ít được trang bị các kiến thức bảo vệ môi trường biển. Mùa hè năm 2006, tôi làm tình nguyện ở xã Mũi Chùa và Cái Mắc (Tiên Yên - Quảng Ninh), người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cù kỳ kiếm sống. Họ sống cả tuần trên thuyền và để con cái trên đất liền nhờ họ hàng làng xóm trông nom giúp. Đáng báo động là ngư dân ở đây đánh bắt kỳ cùng bằng cách dùng điện ắc quy làm kỳ cùng bị tê liệt tạm thời. Cách đánh bắt này sẽ làm chết hàng loạt những loài cá nhỏ khác. Hơn nữa, rác thải, vệ sinh cá nhân trên thuyền đều đổ xuống biển.

Đời sống người dân trên bờ còn hết sức khó khăn nên hầu như họ chưa lo đến việc vệ sinh môi trường sống. Tôi nghĩ bảo vệ biển bền vững, trước hết phải tạo điều kiện cho cư dân ven biển làm ăn, ổn định cuộc sống. Những kiến thức chúng tôi tuyên truyền như làm nhà tiêu hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khỏe, lợi ích bảo vệ rừng, bảo vệ biển… được họ đón nhận nhiệt tình, nhưng nhiều người tâm sự "cái nghèo còn bám sau lưng thì phải lo miếng cơm manh áo trước".

Tốt nghiệp chuyên ngành môi trường vào tháng 7 năm nay. Tôi muốn về quê tôi ở Cẩm Sơn làm việc tại một công ty môi trường. Hy vọng tìm kiếm được những giải pháp hợp lý xử lý vấn đề môi trường đang bức xúc ở đây là ô nhiễm bụi than.

Xem chi tiết...[+]

Ngày 13/2 Vinasat -1, Vệ tinh đầu tiên của Việt Nam đã được đưa vào bệ phóng

Ngày 13/2, Vinasat -1, vệ tinh đầu tiên của Việt Nam đã được đưa vào bệ phóng tại bãi Kourou thuộc French Guina - một quốc gia nhỏ (92.000 dân) tại khu vực Nam Mỹ.
Dự kiến cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 vệ tinh Vinasat sẽ được nhà cung cấp dịch vụ Arianespace phóng lên quỹ đạo. Cuối tháng 4/2008 vệ tinh Vinasat được bàn giao cho Việt Nam mà đơn vị trực tiếp quản lý là VNPT. Vệ tinh này sẽ được phóng đặt vào vị trí 132 độ đông, đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ băng tần vệ tinh trong khu vực: Việt Nam, Lào, Cam pu chia, Thái Lan, Ma lay sia, Ốt xtrây lia, Trung Quốc ...

Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Vệ tinh Vinasat thuộc Công ty Viễn Thông Quốc tế VNPT Nguyễn Quang Hùng cho biết: Đến nay, trung tâm đã hoàn thành việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng để khai thác các dịch vụ của vệ tinh Vinasat. Cụ thể là đã xây dựng hoàn chỉnh hai trạm điều khiển mặt đất tại huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây và một trạm dự phòng tại Bình Dương. Đội ngũ nhân lực phục vụ công tác khai thác dịch vụ vệ tinh này gồm 55 người, trong đó có 35 người trực tiếp làm việc tại hai trạm điều khiển mặt đất trên đang được đào tạo và thực hành theo đúng quy trình nghiêm ngặt và tiên tiến. Dự kiến đến giưã tháng 3/2008 việc đào tạo đội ngũ này sẽ hoàn tất.

Ông Hùng cũng cho biết: Việc xúc tiến các văn bản thoả thuận, hợp đồng ký kết với các đơn vị khai thác vệ tinh Vinasat khi đi vào hoạt động (4/2008) của Trung tâm đang có những chuyển biến tốt. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quốc gia trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đã có ít nhất 6 khách hàng lớn tiềm năng đã cam kết sử dụng dịch vụ của Vệ tinh Vinasat, trong đó có công ty nước ngoài, có đơn vị đăng ký dịch vụ kênh truyền hình, có khách hàng tiềm năng là đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn viễn thông,...

Mặc dù đầu tư với chi phí rất lớn (200 triệu USD cho 15 năm sử dụng), phí bảo hiểm hơn 20 triệu USD nhưng việc sử dụng một vệ tinh riêng của Việt Nam là sự đầu tư xứng đáng bởi vừa nâng cao vị thế chính trị, kinh tế vừa là nền tảng cung cấp các dịch vụ công nghệ cao như: dịch vụ cho thuê băng tần vệ tinh: trọn gói và thuê lẻ, phát truyền hình lưu động, truyền hình hội nghị, truyền dữ liệu cho các ngân hàng, ... Đặc biệt vệ tinh Vinasat - 1 sẽ phát huy vai trò hỗ trợ cung cấp dich vụ CNTT cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, trong các điều kiện khí hậu thời tiết bất thường.

Xem chi tiết...[+]

Nhiều khả năng xuất hiện triều cường cao vào hạ tuần tháng 2 ở TP. Hồ Chí Minh

Theo Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão (PCLB) thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian từ ngày 20 đến 25/2/2008 (tức 14 đến 19 tháng giêng Mậu Tý) nhiều khả năng tiếp tục xuất hiện đợt triều cường cao trên địa bàn thành phố. Do ảnh hưởng của triều cường kết hợp gió mùa đông bắc, chiều ngày 14/2, Ban Chỉ huy PCLB thành phố đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, Sở Giao thông công chính (GTCC), Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (QLDAĐTXDCT) tăng cường theo dõi diễn biến của triều cường và triển khai ngay các biện pháp phòng, chống, ứng phó nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do triều cường gây ra.
Các quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức, huyện Củ Chi và Hóc Môn - địa bàn có nhiều khu vực xung yếu, thường xảy ra tràn bờ, bể bờ bao phải triệt để cảnh giác trong việc ứng phó, tăng cường công tác kiểm tra các bờ bao và có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố; đồng thời vận động nhân dân sống ven kênh, rạch chủ động đề phòng, ứng phó với triều cường. Sở GTCC và Ban QLDAĐTXDCT thuộc Sở NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, nhất là các gói thầu đang thi công trên hiện trường phải đảm bảo an toàn, không để tình trạng ngập úng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và đi lại của nhân dân tại các khu vực thi công.

Theo TNMT

Xem chi tiết...[+]

Bến Tre: Nước mặn vào sâu trong đất liền

Trong những ngày qua, do triều cường và gió chướng thổi mạnh, nước có độ mặn 4 phần ngàn đã theo các sông lớn Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên (Bến Tre) vào sâu đất liền 30 km. Đáng lưu ý, nước có độ mặn 1 - 2 phần ngàn đã xuất hiện trên các sông Cửa Đại, Cổ Chiên và cách cửa sông 42 km.

Tình hình trên đã làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân sau Tết Nguyên đán Mậu Tý. Tại một số xã của huyện Bình Đại, do các trạm cấp nước của huyện này mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu của dân trong mùa khô nên người dân thiếu nước sinh hoạt phải mua nước ngọt với giá 3.000 - 6.000 đồng/bồn (1,5 - 2 m3). Riêng về sản xuất lúa, nước mặn chưa gây thiệt hại cho trà lúa Đông Xuân đang chuẩn bị làm đòng vì bà con được thông báo kịp thời, đã đóng các cống lấy nước vào nội đồng.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Bến Tre, năm nay nước mặn lên xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái nhưng có thể xâm nhập sâu và kéo dài, vì lũ đầu nguồn năm 2007 nhỏ, nguồn nước dự trữ cho các sông trong mùa khô 2008 ít.

Theo TNMT

Xem chi tiết...[+]

Ảnh mây vệ tinh



Ảnh Mây vệ tinh Trung tâm Dự báo Trung Ương (NCHMF)





Xem chi tiết...[+]

Trà Vinh: Triều cường dâng, 40m đê biển bị vỡ


Ảnh minh họa
Do ảnh hưởng gió chướng thổi mạnh, triều cường dâng cao, khoảng 40 mét đê trên tuyến đê biển Hiệp Thạnh, xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã bị vỡ.

Mặc dù địa phương có nhiều nỗ lực, tiến hành gia cố lại các đoạn đê, nhưng tuyến đê này vẫn bị vỡ. Ngoài đoạn đê bị vỡ trên tuyến đê biển Hiệp Thạnh hiện còn khoảng 1km thân đê bị lở sâu vào khoảng 4-5m; nếu không gia cố kịp thời, tuyến đê này khó có khả năng chống chọi khi triều cường đang dâng cao - nhất là con nước rong vào ngày rằm tháng giêng sắp đến.

Theo tin từ TTXVN, tuyến đê biển Hiệp Thạnh có chiều dài khoảng hơn 2km, nằm trong tuyến đê này hiện có trên 200 hộ dân đang sinh sống và hàng trăm héc ta đất trồng rau màu, nuôi trồng thủy sản. Trong số này, có hàng chục hộ dân sống gần chân đê buộc phải di dời khẩn cấp và hàng chục héc ta đất bị cát biển san lấp phải bỏ hoang…

Xem chi tiết...[+]

TIN KHÔNG KHÍ LẠNH TĂNG CƯỜNG VÀ RÉT

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, tối và đêm qua không khí lạnh đã tăng cường xuống phía đông Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, ở vịnh Bắc Bộ gió đông bắc mạnh cấp 6, giật trên cấp 6. Biển động. Hôm nay (12/2), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến trung Trung Bộ và một số nơi khác thuộc phía tây Bắc Bộ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi; Các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế có mưa và mưa nhỏ; gió đông bắc ở trong đất liền mạnh cấp 3 – 4, vùng ven biển cấp 5, vịnh Bắc Bộ và ngoài khơi Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật trên cấp 7. Biển động mạnh. Bắc Bộ và bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét đậm, rét hại.

Xem chi tiết...[+]

Sapa kỳ thú trong băng giá

Nhiệt độ sáng nay xuống -1 độ C, trời mưa phùn, khiến cả thị trấn Sapa (tỉnh Lào Cai) phủ một màu trắng xóa của băng giá. Tuy nhiên, tuyết vẫn chưa rơi.


Trên đỉnh thác Bạc, băng giá dày đặc.
Băng giá cùng sương mù khiến cảnh sắc âm u, huyền bí.
Nhiều cây đã bị táp lá vì băng giá.
Du khách thích thú được chiêm ngưỡng cảnh đẹp hiếm có.

Nhiều người tranh thủ ngắt cành cây hóa băng làm kỷ niệm

(Theo VnExpress)

Xem chi tiết...[+]

Hiện tượng El Ninô (El Nino)

El ninô (El nino) là sự nhiễu động của hệ thống khí quyển trên vùng biển nhiệt đớí Thái Bình Dương. Điều này không những ảnh hưởng đến sự thay đổi thời tiết tại khu vực đó mà còn ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.


Để hiểu rõ thêm về El ninô, chúng ta có thể xem xét điều kiện thời tiết khi không xảy ra El ninô và khi xảy ra El ninô:
Khi El ninô không xảy ra: Trong khu vực biển nhiệt đới Thái Bình Dương, gió tín phong thổi theo hướng đông làm cho các dòng biển nóng trên mặt biển di chuyển về phía Philippin, Inđônêxia – đây là nguyên nhân gây ra mưa bão tại khu vực này. Trong khi đó, dọc theo bờ biển nam Mĩ thuộc khu vực phía đông Thái Bình Dương 1 dòng nước lạnh mang nhiều cá và phù du sinh vật trồi lên từ phía đáy đại dương tiến về phía bờ (gần Pêru) mà người ta hay gọi là dòng biển lạnh Pêru làm cho thời tiết khô hanh tại khu vực này.
Điều kiện thời tiết khi El ninô không xảy ra (Hình minh hoạ)

Nhưng khoảng từ 4-5 năm, dòng biển lạnh không trồi lên.Trong lúc đó, gió tín phong yếu đi làm cho dòng biển nóng dịch chuyển từ phía tây về phía đông Thái Bình Dương. Sự xuất hiện lại của dòng biển nóng là nguyên nhân gây ra những trận mưa lớn, bão tố, lũ lụt… tại nhiều quốc gia Nam Mĩ: Chilê, Pêru. Ngược lại, tại khu vực Nam Á, Đông Nam Á, châu Úc hạn hán kéo dài.
Hiện tượng này thường xảy ra vào cuối năm (tháng 12) trong dịp Nôen nên người dân Pêru đặt tên là El ninô (tiếng Tây Ban Nha: Chúa Hài Đồng- The Christ Child, tiếng Việt:“cậu bé”). El ninô còn được gọi theo cách khác là: Southern Oscillation (ENSO)

El ninô xảy ra (Hình minh hoạ)

Sự đảo lộn thời tiết (vùng không mưa thì lại mưa, vùng mưa nhiều thì khô hạn, giông bão thường xuyên xảy ra….. ) không chỉ bó hẹp trong phạm vi khu vực nam Thái Bình Dương mà lan sang cả khu vực các nước châu Âu, châu Phi và các khu vực khác trên toàn cầu.

Chu kỳ của El nino

El nino thường diễn ra không đều đặn, nhưng nằm trong một chu kỳ từ 2-7 năm. Mỗi đợt El niđo có cường độ và biên độ thời gian khác nhau.

Các ảnh hưởng của El nino lên khí hậu toàn cầu được báo cáo bởi các nước khác nhau có lưu trữ tại Trung Tâm Thông Tin.

Sau đây là bản đồ dự báo về ảnh hưởng của La nina lên khí hậu toàn cầu

Ảnh Hưởng của El nino trên Thế Giới

Khi El Nino xuất hiện, kéo theo sự biến đổi khác thường của nhiệt độ và lượng mưa của nhiều vùng. El Nino hạn chế sự phát triển trong các cơn bão nhiệt đới ở Đại Tây Dương nhưng lại làm tăng số cơn bão ở vùng phía Đông và trung tâm Thái Bình Dương.

Trong hai năm 1997-98, El Nino đã gây những thiệt hại nặng nề nhất từ trước đến nay trên khắp thế giới, làm thiệt mạng 24,000 người, ảnh hưởng đến đời sống của 110 triệu người khác và gây tổn thất đến 34 tỉ Mỹ kim. Vì ở ngay vùng xích đạo, Nam Dương là nước chịu ảnh hưởng đầu tiên của El Nino. Năm 1997 những trận cháy rừng lớn và liên tục làm nghẹt khói và ô nhiễm không khí không những ở các thành phố Nam Dương mà ở các quốc gia lân cận nữa. Đông Nam Á sản xuất hàng năm 25 phần trăm lúa gạo trên thế giới, và mùa màng đã bị thiệt hại nặng vì hạn hán. Trung Hoa, nước sản xuất gạo nhiều nhất thế giới đã kêu gọi các nông dân tiết kiệm nước. Nước xuất cảng gạo nhiều nhất thế giới, Thái Lan, cũng đã báo động vì hiểm họa hạn hán. Gần đây, Cơ Quan Thực Phẩm và Nông Nghiệp của Liên Hiệp Quốc (U.N. Food and Agriculture Organization viết tắt là FAO) đã kêu gọi các nước Á Châu nên bắt đầu tích trữ lúa gạo để đề phòng nạn đói.

Nạn đói do hạn hán cũng đe dọa hàng triệu người dân ở Phi Châu và Nam Mỹ. Năm nay Liên Hiệp Quốc đã báo động 700,000 người có thể bị đói ở các nước Trung Mỹ. Ở Nam Phi, mùa màng đang bị đe dọa vì hạn hán. Ở Ba Tây, người ta đang lo ngại cho các ruộng mía làm đường và đồn điền trồng cà phê.

Trong khi hạn hán xảy ra ở Châu Á, Châu Úc, Phi Châu và một phần Nam Mỹ, thì El Nino lại gây ra những trận bão lụt lớn tại nhiều nơi khác trên thế giới, nhất là dọc theo bờ biền Thái bình Dương thuộc Hoa Kỳ và Nam Mỹ và các nước ở Tây Âu. Năm 1998, những trận bão tuyết đã làm tê liệt miền Đông Bắc Mỹ, và miền nam California đã bị ngập lụt vì quá nhiều mưa. Trong lúc đó, các trận lụt lớn nhất từ trước đến nay đã xãy ra tại Đông Phi Châu, Ecuador và Peru. Ở Peru, lượng sản xuất cá biển đã bị giảm 50% vì dòng nước ấm El Nino.

Ảnh Hưởng của El nino tại Việt Nam

Trong 47 năm gần đây có 331 cơn bão và ATNĐ đổ bộ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thời tiết nước ta. Tính chung những năm xảy ra EL NINO, mỗi năm nước ta chịu ảnh hưởng của 6 đến 7 cơn bão và ATNĐ, ít hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 0,3 cơn.

Mùa bão 1997-1998 thể hiện rõ rệt tác động của El Nino đến hoạt động của bão và ATNĐ ở Việt Nam. Trong cả 2 năm này mùa bão đến chậm hơn bình thường 2 tháng. Trên Biển Đông năm 1997 bão tập trung trong vòng 4 tháng (từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 11) bắt đầu muộn hơn khoảng tháng 10 và kết thúc muộn hơn khoảng 1 tháng so với TBNN. Cả mùa có 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ít hơn TBNN 4 cơn) trong đó 3 cơn bão đổ bộ vào đất liền, bằng một nửa số cơn bão và ATNĐ trung bình hàng năm ảnh hưởng đến nước ta, cụ thể 3 cơn bão là:

  • Bão số 2 (Zita - 9715) đổ bộ vào Quảng Ninh- Hải Phòng sáng ngày 23/8.
  • Bão số 4 (FriT2-9721) đổ bộ vào Quảng Nam- Đà Nẵng ngày 25/9.
  • Bão số 5 (Linda- 9726) đổ bộ vào khu vực Bạc Liêu – Cà Mau ngày 2/11.

Năm 1998 mùa bão bắt đầu chậm, số lượng bão và ATNĐ ít. Mãi đầu tháng 7 mới xuất hiện cơn bão đầu tiên ở khu vực Tây Thái Bình Dương muộn nhất kể từ 1951 đến nay. Hết tháng 10 mới xuất hiện 2 cơn bão và ATNĐ ở Thái Bình Dương bằng 50% TBNN cùng kì. Thời gian này không có cơn bão nào ảnh hưởng vào nước ta ngoài ảnh hưởng của hai ATNĐ : Từ tháng 1, 2 đến tháng 7, 8 tình trạng mưa ít, nắng nóng, khô hạn xảy ra trên diện rộng ở hầu khắp đất nước. Đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ, Tây nguyên, nhiều sông suối bị cạn kiệt nước, nước sinh hoạt thiếu, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Nhìn chung, 15 - 16 đợt El Nino đã xuất hiện trong hơn nửa thế kỷ qua trước hết làm nền nhiệt độ ở hầu hết các khu vực trong cả nước đều tăng hơn so với bình thường, các kỷ lục cao của nhiệt độ ở hầu hết các khu vực của nước ta thường gắn với hiện tượng El Nino. Nơi chịu tác động nhiều nhất là Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nơi ảnh hưởng ít nhất là vùng Tây Bắc. El Nino làm giảm sút lượng mưa ở hầu hết các khu vực, nhất là khu vực Trung Bộ, bao gồm cả Tây Nguyên. Bởi đa phần lượng ẩm cung cấp cho khu vực Việt Nam do gió mùa mùa hè. El Nino xuất hiện thì cường độ gió mùa hè yếu, mùa mưa đến chậm hơn hoặc kết thúc sớm hơn, lượng mưa ít hơn. Số lượng bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam ít hơn so với bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý là trong các năm El Nino xuất hiện những cơn bão trái quy luật. Tần số không khí lạnh (gió mùa đông bắc) ít hơn và kết thúc sớm hơn mọi năm dẫn đến mùa đông ấm hơn bình thường ở các tỉnh phía Bắc. Ngoài quy luật này, đôi khi có El Nino tác động ngược lại sẽ làm tăng lượng mưa ở một vài nơi.(TS. Hoàng Đức Cường)



Xem chi tiết...[+]

BÃO NHIỆT ĐỚI (Tropical Storm)

Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp (low pressure area) khơi sâu. Bão biển nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh "tropical cyclone" hoặc "tropical storm". Theo định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt đới phải có gió nhanh hơn 63 km/giờ (cấp 8, 34 knots). Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression). Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là bão to với cuồng phong (typhoon). Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon) với gió nhanh hơn 241 km/giờ. Xin xem Bảng Cấp Gió để biết thêm định nghĩa các cấp gió.

Bão có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ vào khu vực phát sinh:

+ Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes

+ Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons

+ Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones

Điều kiện cơ bản để hình thành bão là nhiệt độ cao và những vùng dồi dào hơi nước: khi nhiệt độ cao sẽ làm cho hơi nước bốc lên mạnh và bị đấy lên cao, tại khu vực đó 1 tâm áp thấp hình thành. Do sự chênh lệch khí áp, không khí ở khu vực lân cận sẽ tràn vào.Tại tâm bão (mắt bão) không khí chuyển từ trên xuống dưới, xung quanh tâm bão: không khí bốc mạnh lên cao ngưng tụ thành 1 bức tường mây dày đặc, tạo ra những cơn mưa cực lớn và gió xoáy rất mạnh. Khi đi vào đất liền hoặc vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khí nóng ẩm trên biển, cộng với đó là ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất nên suy yếu dần và tan đi.

Ảnh: Bão Số 9 (Durian) hình thành và di chuyển vào Việt Nam

Cấu tạo của một cơn bão nhiệt đới

Một cơn bão nhiệt đới trưởng thành bao gồm một hoàn lưu ngang gần đối xứng và một hoàn lưu đứng. Các hoàn lưu này đôi khi được gọi là hoàn lưu sơ cấp và hoàn lưu thứ cấp. Sự kết hợp của 2 hoàn lưu tạo thành một dạng chuyển động xoáy ốc. Không khí hội tụ theo hình xoắn ốc vào khu vực trung tâm của bão ở mực thấp, hầu hết dòng thổi vào bị giới hạn trong lớp biên mỏng có độ dày cỡ 500m đến 1000m.

Cấu tạo của 1 cơn bão gồm các phần sau: mắt bão (the eye), thành mắt bão (the eyewall), dải mây (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the Dense Cirrus Overcast)

Ảnh: Cấu tạo của 1 cơn bão

Mắt bão hay còn gọi là tâm bão, là vùng giữa các cơn lốc xoáy của bão, thường có áp suất không khí rất thấp.

Mắt bão là một khu vực hầu như lặng gió nằm ở trung tâm của một cơn lốc xoáy nhiệt đới mạnh. Mắt bão thường có hình xoáy tròn và thường có đường kính khoảng 25–40 dặms (40–65 km). Nó được bao quanh bởi thành mắt bão hay còn gọi là hoàn lưu bão (eyewall), đây là vùng hình xuyến quanh mắt bão, có sức gió mạnh nhất và sức tàn phá lớn nhất trong cơn bão.Vùng khí áp thấp nhất của bão nằm ở mắt bão, và có thể thấp hơn 15% so với áp suất khí quyển bên ngoài cơn bão. Khoảng cách từ tâm của mắt bão đến hoàn lưu bão gọi là bán kính gió cực đại của một bão xoáy nhiệt đới.

Mắt bão có thể là đặc điểm dễ nhận thấy nhất của bão xoáy nhiệt đới. Được bao quanh bởi hoàn lưu bão, một vòng bão sét hình tháp, mắt bão có dạng hình tròn ở trung tâm bão xoáy. Với các bão xoáy nhiệt đới mạnh, mắt bão có gió nhẹ và quang mây, bao quanh bởi hoàn lưu bão hình tháp đối xứng. Với các bão xoáy nhiệt đới yếu hơn, mắt bão khó định hình hơn, và có thể bị bao phủ bởi mây mù trung tâm,là một vùng mây cao, dày, có thể nhìn thấy rõ ràng bởi ảnh vệ tinh. Các cơn bão yếu hơn có thể tạo nên hoàn lưu bão mà không làm tròn được mắt bão, hoặc có mắt bão với mưa to. Tuy nhiên trong tất cả các cơn bão, mắt bão là nơi có khí áp thấp nhất; nơi mà áp suất khí quyển trên mặt biển là thấp nhất.

Ảnh: Tâm của Cơn bão Isabel Cấp độ4 quan sát từ Trạm không gian Quốc tế ISS vào ngày 15 tháng 9, 2003

Bão thường xuất hiện ở khu vực từ vĩ tuyến 5 đến 20 0 vĩ Bắc và Nam, điển hình là ở Thái bình Dương với tên gọi là Bão nhiệt đới (Tropical Storm). Tại đây, nhiệt độ tương đối cao, tạo điều kiện cho sự đối lưu của nước, hình thành bão. Những cơn mưa rào do bão mang tới làm cho cỏ cây phát triển tươi tốt. Tuy nhiên những trận bão dữ dội có thể tàn phá mùa màng, sập nhà cửa, gây thiệt hại rất lớn cho con người.

Ảnh: Khu vực hay xảy ra bão trên thế giới và số bão trung bình hàng năm

Ở Việt Nam, bão phát sinh từ tháng 5 đến tháng 12 trên khu vực biển Đông. Sau khi đạt tới trình độ phát triển mạnh, bão di chuyển theo hướng từ Đông sang Tây, về phía đất liền và thường tan đi khi đã đổ bộ vào bờ biển. Từ Bắc vào Nam mùa bão chậm dần phù hợp với sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới: từ Móng Cái - Thanh Hoá (tháng 7,8), Thanh Hoá - Quảng Trị (tháng 9), Quảng Trị - Bồng Sơn (tháng 10), Bồng Sơn - TPHCM (tháng 11), TPHCM - Cà Mau (tháng 12).

Năm 2006 là năm xuất hiện nhiều trận bão mạnh: bão Chanchu (5/2006), bão Xangsane và Cimaron (10/2006), Chebi (11/2006), bão Durian và Utor (12/2006). Các cơn bão gây thiệt hại lớn cho người dân (đặc biệt là các khu vực gần biển)

Ảnh: siêu bão Chanchu (5/2006)

Xem chi tiết...[+]

Bảng cấp gió và sóng

BẢNG CẤP GIÓ VÀ SÓNG (Việt Nam)

Cấp gió

Tốc độ gió

Độ cao sóng trung bình

Mức độ nguy hại

Bô-pho

m/s

km/h

m

0

1

2

3

0-0.2

0,3-1,5

1,6-3,3

3,4-5,4

<1

1-5

6-11

12-19

-

0,1

0,2

0,6

Gió nhẹ.

Không gây nguy hại.

4

5

5,5-7,9

8,0-10,7

20-28

29-38

1,0

2,0

- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động. ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu

- Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.

6

7

10,8-13,8

13,9-17,1

39-49

50-61

3,0

4,0

- Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.

- Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

8

9

17,2-20,7

20,8-24,4

62-74

75-88

5,5

7,0

- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

10

11

24,5-28,4

28,5-32,6

89-102

103-117

9,0

11,5

- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.

- Biển động dữ dội. Làm đắm tàu biển.

12

13

14

15

16

17

32,7-36,9

37,0-41,4

41,5-46,1

46,2-50,9

51,0-56,0

56,1-61,2

118-133

134-149

150-166

167-183

184-201

202-220

14,0

- Sức phá hoại cực kỳ lớn.

- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.

Xem chi tiết...[+]

Sóng biển

Sóng biển

Sóng biển là hiện tượng diễn ra ở lớp nước gần mặt biển. Sóng thường hình thành do gió và những hiệu ứng địa chất, và có thể di chuyển hàng nghìn kilomet trước khi đến đất liền. Kích cỡ sóng biến đổi từ những gợn sóng lăn tăn đến những cơn sóng thần cực lớn. Ngoài dao động thẳng đứng, các hạt nước trong sóng biển có một chút chuyển động theo phương ngang.

Sự hình thành của sóng:

Nguyên nhân chủ yếu cho sự hình thành của sóng là gió, có 3 yếu tố của gió ảnh hưởng đến sóng:
- Tốc độ gió
- Độ dài mặt mà trong đó nước chịu ảnh hưởng của gió
- Thời gian nước bị gió thổi
Tất cả những yếu tố trên góp phần tạo nên sóng với kích thước và hình dạng khác nhau. Giá trị của từng yếu tố càng lớn đều làm cho sóng lớn hơn.
Sóng được đo bởi:
- Độ cao (từ đỉnh đến chỗ lõm)
- Bước sóng (khoảng cách giữa các đỉnh)
- Chu kì sóng (khoảng thời gian giữa các ngọn sóng liên tiếp ở một điểm cố định)

Các dạng của sóng:
Sóng có nhiều dạng:
- Sóng mao dẫn:
Thường thấy trên mặt nước phẳng lặng bị sao động bởi hòn đá, chiếc lá,... Sóng này biến mất nhanh chóng khi tác nhân gây ra sóng ngừng hoạt động. Sóng này có bước sóng quá nhỏ nên có thể mô tả tốt nếu chỉ bằng hiệu ứng sức căng mặt ngoài. Ngoài ra khi 2 ngọn sóng loại này đâm vào nhau thì hiện tượng tuân theo nguyên lí chồng chập sóng, tức là các ngọn sóng không ảnh hưởng gì đến nhau, ở vị trí chồng chập xảy ra giao thoa. Bước sóng của sóng này vào cỡ

lambda_c = 2 pi sqrt{ frac{gamma}{rho g}}
Trong đó γ là suất căng mặt ngoài, ρ là khối lượng riêng. Với nước λc = 1,7cm.
- Sóng biển
Dạng sóng này có kích thước lớn hơn, hình thành dưới tác dụng kéo dài của gió. Và tồn tại khá lâu sau khi gió kết thúc. Lực khôi phục sóng này là lực hấp dẫn.
Ta thường nhiền thấy sóng biển vỡ tan thành bọt khi vào bờ. Đó là khi chân sóng không thể đỡ được ngọn sóng. Hiện tượng này xảy ra mỗi khi sóng đi vào vòng nước nông hơn, hoặc khi 2 ngọn sóng đâm vào nhau (đây là điểm khác nhau giữa sóng biển và sóng mao dẫn).

figure-17-13-1.jpg picture by duchp_2007

Khoa học về sóng biển
Sóng biển là sóng cơ học lan truyền giữa mặt phân cách của nước và không khí, lực khôi phục của dao động này là lực hấp dẫn. Khi gió thổi, áp suất và ma sát làm xáo động bề mặt. Trong trường hợp sóng biển, các hạt ở gần mặt nước chuyển động theo một đường tròn, do đó sóng này là sự kết hợp của sóng dọc và sóng ngang. Khi sóng lan truyền trong vùng nước nông (độ sâu nhỏ hơn nửa bước sóng), quỹ đạo của các hạt nước bị nén thành dạng elip . Khi biên độ sóng tăng lên, quỹ đạo của hạt nước không còn là đường kín nữa mà sau mỗi chu kì chúng bị dịch về phía trước một ít, hiện tượng này gọi là dịch chuyển Stokes.

350px-Wave_motion-i18n.png picture by duchp_2007

Đường kính quỹ đạo các hạt giảm khi độ sâu ngày càng tăng và ở độ sau cỡ nửa bước sóng, quỹ đạo này co lại gần như một điểm. Vận tốc sóng được xấp xỉ tốt bằng phương trình:
c=sqrt{frac{g lambda}{2pi} tanh left(frac{2pi d}{lambda}right)}
c: vận tốc pha
λ: bước sóng
d: độ sâu
Ở nơi nước sâu d>> (1/2)λ, c xấy xỉ 1.25sqrtlambda. Điều này cho thấy vận tốc pha của sóng phụ thuộc vào bước sóng. Khi sóng đi vào vùng nước nông, do ma sát, phần nước cang thấp di chuyển càng chậm dẫn tới các lớp nước lướt trên nhau, sóng bị vỡ, với những con sóng lớn ta có thể thấy sóng đổ xuống rất đẹp (niềm đam mê của những người yêu lướt sóng).
Ngoài những sóng thông thường trên, sóng thần là một con quái vật của tự nhiên, nó có thể cao đến 30 m. Sóng thần hình thành do động đất, những vụ nổ trong lòng đại dương hoặc một vụ va chạm với thiên thạch,...

Xem chi tiết...[+]